5 bí quyết giúp thí sinh tự tin biểu diễn đàn piano trên sân khấu

Đối với nhiều học viên piano, khoảnh khắc bước lên sân khấu và tỏa sáng dưới ánh đèn chính là niềm mơ ước cháy bỏng. Đây là dịp để các thí sinh có thể chứng minh năng lực và thành quả luyện tập miệt mài của bản thân. Tuy nhiên, lo lắng và hồi hộp có thể khiến bạn phí hoài bao nỗ lực. Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ hé lộ 5 bí quyết giúp các thí sinh chinh phục sân khấu piano một cách tự tin nhất.

Nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng trên sân khấu

Khi cảm thấy lo lắng trước khi biểu diễn đàn piano trên sân khấu, thí sinh thường gặp phải một số khó khăn nhất định. Đó có thể là triệu chứng thường gặp nhất là tay run khi chạm vào phím đàn - nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bài biểu diễn. Hoặc bạn có thể mất đi sự tập trung, dẫn đến những sai lầm trong lúc trình diễn hoặc quên một số đoạn của bài nhạc. Thậm chí là trở nên hoảng hốt giữa chừng, buộc phải dừng bài thi. Vậy nguyên nhân của những biểu hiện này là do đâu? Đó có thể là do một trong số những nguyên nhân như:

  • Choáng ngợp trước không gian đông người: Khi có quá nhiều ánh nhìn về phía bản thân, cùng với ánh đèn sân khấu, không gian rộng mở và đông đúc dễ dàng khiến tâm trí của thí sinh hoảng hốt, dễ gặp phải tình trạng lúc túng, và mất tập trung.

  • Lo lắng vì tiếng ồn: Tiếng động của khán giả, tiếng bình luận, tiếng nói chuyện có thể làm gián đoạn suy nghĩ và khiến bạn cảm thấy khó chịu, lo lắng. Bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn được như ở phòng luyện tập yên tĩnh. Kết hợp với tâm lý lo lắng sẵn có, bạn sẽ trở nên bối rối hơn bao giờ hết.

  • Tâm lý sợ bị đánh giá: Bạn dễ dàng căng thẳng hơn bởi sợ sai sót hay xảy ra vấn đề kỹ thuật khiến biểu diễn bị gián đoạn. Ánh mắt và sự đánh giá của khán giả khiến bạn lo lắng nhiều hơn. Tuy vậy, biểu diễn trực tiếp không cho phép bạn có thể bắt đầu lại như khi tập luyện. Quá tập trung vào yếu tố này sẽ khiến bản thân căng thẳng và lạc nhịp của bản nhạc.

5 bí quyết giúp bạn tự tin chinh phục sân khấu piano

  1. Luyện tập nhiều lần, nhuần nhuyễn 

Việc luyện tập sẽ giúp bạn quen thuộc với bản nhạc và đạt được hiệu quả cao nhất khi biểu diễn. Thí sinh nên luyện tập ít nhất từ 10-15 lần để thấm nhuần từng nốt nhạc. Luyện tập với cường độ cao sẽ giúp bạn nhớ cách đánh các nốt nhạc và quen với cách cử động tay. Hoàn toàn thoải mái với bản nhạc của mình sẽ giúp bạn hoàn thành buổi biểu diễn mà ít mắc lỗi sai nhất có thể.

  1. Thực hành trước đám đông

Thực hành ở nơi đông người sẽ giúp bạn dần quen với cảm giác biểu diễn trước khán giả và giảm bớt tâm lý lo sợ. Sự quen thuộc này sẽ giúp ích nhiều cho buổi biểu diễn chính thức sau này. Bạn có thể làm quen với việc có người lắng nghe bằng cách biểu diễn trước mặt gia đình, người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  1. Luyện tập với cây đàn mà bạn sẽ sử dụng trong buổi biểu diễn

Hãy đảm bảo luyện tập đủ nhiều để bạn có thể quen với cây đàn mà bạn sẽ sử dụng trong buổi biểu diễn. Đồng thời kiểm tra để có một chỗ ngồi thật thoải mái, không quá cao hoặc quá thấp, hay quá lạ lẫm so với bạn. Việc này có thể giúp bạn có cảm giác quen thuộc, giúp bạn có những cảm xúc tốt và tích cực khi biểu diễn.

  1. Hít thở sâu để bình tĩnh hơn

Đây là cách làm hiệu quả để bản thân bình tĩnh và giảm nhịp tim nhanh chóng. Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn tập trung tuyệt đối và biểu diễn suôn sẻ hơn. Khi đến lượt biểu diễn của mình, hãy đàn một cách tự tin nhất có thể. Nếu bạn biết rằng mình đã chuẩn bị hết khả năng của bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin và chơi tốt. 

Khán giả không phải là ban giám khảo, họ đến vì yêu thích piano và ủng hộ những bản nhạc được chơi trong buổi biểu diễn. Họ không ở đó để đánh giá những nghệ sĩ, thí sinh. Ngay cả đến những nghệ sĩ tài giỏi cũng không tránh khỏi sai lầm. Do đó, hãy tiếp tục một cách tự tin nếu bạn vẫn còn vụng về.

  1. Tập trung hoàn toàn vào bản nhạc

Tập trung vào bản nhạc của mình và để bản nhạc trôi đi khi bạn biểu diễn. Hãy cố gắng cảm nhận những gì bạn đang chơi thay vì suy nghĩ quá nhiều về nó. Đây là một buổi biểu diễn piano - nơi thể hiện khả năng của bạn. Vì thế hãy chơi bằng cảm xúc thật của mình trong suốt buổi biểu diễn.

Cách giải quyết sự cố trên sân khấu

Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận, thí sinh cũng không thể hoàn toàn tránh khỏi được sai sót không đáng có. Vậy trong trường hợp bạn đánh sai hoặc lệch nhịp thì nên xử lý như thế nào?

  • Ổn định cảm xúc: Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không quá lo lắng, buồn bã dù bạn đã gặp sai sót. Cố gắng duy trì vẻ ngoài tự nhiên nhất có thể.  

  • Tiếp tục biểu diễn: Sau khi nhận ra lỗi sai của bản thân, hãy lập tức tiếp tục biểu diễn. Việc dừng lại sẽ ảnh hưởng đến chất lượng màn trình diễn và làm tình huống trở nên tồi tệ hơn.

  • Tránh nhìn khán giả: Phản ứng của khán giả sẽ khiến bạn phân tâm.Hãy nhìn xuống bản đàn và tập trung vào đàn thay vì nhìn khán giả. Điều này sẽ giúp bạn tập trung trở lại một cách nhanh chóng.

  • Tiếp tục theo nhịp: Cố gắng duy trì nhịp điệu ban đầu và theo nhịp của bản nhạc. Đây là cách tốt nhất để bạn tiếp tục buổi biểu diễn một cách suôn sẻ.

Cuộc thi Yoshine Music Festival - sân chơi dành cho các thí sinh có đam mê về piano và thanh nhạc đã chính thức bắt đầu. Hãy đăng ký tham gia ngay tại: https://ymf2024.yoshine.edu.vn/

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: